Đèn đường LED sở hữu rất nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng lâu dài khó tránh khỏi việc đèn bị nhấp nháy. Đèn đường LED bị nhấp nháy trong khoảng thời gian dài sẽ gây khó chịu cho người đi đường, cản trở giao thông. Nguyên nhân của việc này là gì và có những giải pháp nào để khắc phục sự cố này?
Hiện tượng đèn led nhấp nháy là khi mắt chưa kịp thích ứng với sự thay đổi ánh sáng.
Đèn led đã là công nghệ chiếu sáng tiên tiến hiện đại nhất. So với các bóng đèn truyền thống như đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt đèn compact. Công nghệ đã phát minh ra bộ đèn led có nhiều ưu thế vượt trội so sánh với đèn truyền thống. Nhưng cũng có lúc diễn ra một số sự cố như hiện tượng đèn led nhấp nháy.
NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG ĐÈN LED NHẤP NHÁY
Hiện tượng đèn Led bị nhấp nháy là biểu hiện của cường độ chiếu sáng tức thời thay đổi liên tục và không ổn định. Khi diễn ra hiện tượng này, mắt người không thể thích ứng nhanh theo kịp với bóng đèn.
Trường hợp đèn nhấp nháy chia ra làm 2 loại:
- Đó là đèn led bị nhấp nháy khi đã tắt
- Đèn Led bị nhấp nháy khi đang bật.
Với trường hợp đèn Led nhấp nháy khi tắt, đây chính là do nút công tắc có rắc rối. nếu không xử lý đúng lúc sẽ làm cho đèn bị cháy. Trường hợp đèn led bị nhấp nháy khi đang sáng thường diễn ra với bóng đèn tuýp led. Hiện tượng này báo hiệu đèn đã bị hỏng và cần khắc phục, thay mới. Biểu hiện rõ nhất ở trường hợp này là đèn nửa tối nửa sáng.
NGUYÊN NHÂN ĐÈN ĐƯỜNG LED BỊ NHẤP NHÁY
Hiện nay, đèn đường LED được sản xuất trên dây chuyền hiện đại áp dụng công nghệ LED nên đèn cho độ phát sáng rộng. Nhưng trong quá trình sử dụng lâu dài không được bảo trì đúng cách thì đèn cũng bị mờ dần, nhấp nháy hư hỏng. Vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đèn bị hiện tượng này:
1. Nguyên nhân từ yếu tố bên trong:
- Đèn sản xuất với linh kiện kém chất lượng, sử dụng driver kém hoặc bị hỏng.
- Đèn có chỉ số IP thấp không có chức năng chống bụi bẩn, ẩm ướt. Dẫn đến nước xâm nhập vào trong làm oxi hóa hỏng các bao mạch của đèn khiến đèn nhấp nháy.
- Bộ tản nhiệt của đèn thiết kế không tối ưu dẫn đến đèn không tản được nhiệt lâu ngày khiến driver bị nóng làm điện áp cấp đến đèn không ổn định.
2. Nguyên nhân tác động từ bên ngoài:
- Nguồn điện cấp cho đèn không ổn định.
- Nối sai chiều dây điện.
- Các dây dẫn bị đứt, bị hỏng hoặc chồng chéo.
- Quá trình sản xuất lắp đặt mạch điện cho đèn không đúng tiêu chuẩn.
- Đèn đường LED sử dụng lâu ngày mà không được bảo trì.
- Điện áp chia điều không đủ do đèn đường LED đấu thiết bị trên một mạch nối tiếp.
Để cải thiện đèn LED đường bị hư hỏng, nhấp nháy. Ánh Sáng Việt sẽ đưa ra một số hướng khắc phục sự cố này:
- Nhấp nháy không thể xảy ra với một mắt led đơn. Trường hợp này chỉ xảy ra với một đèn led có thiết bị chuyển mạch (driver). Việc nhấp nháy có thể xảy ra nếu bạn sử dụng một driver giá rẻ và kém chất lượng. Nếu có thể, hãy cố gắng chuyển đổi sang một driver chất lượng tốt, tương thích với dòng điện vào (AC) và ra (DC).
- Nếu nhà bạn có sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng (Dimmer), khả năng nhấp nháy có thể xảy ra nếu bạn kết hợp chúng với một đèn led không có chức năng làm mờ (Dimmable). Ta chỉ có thể sử dụng bóng đèn Dimable trong một mạch không có dimmer mà không thể làm ngược lại.
- Kiểm tra điện áp đầu vào driver, và điện áp đầu ra (từ driver sang LED), nếu không tương thích, hãy thay thế bằng một driver khác.
- Nguồn điện áp không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đèn led bị nháy. Nếu có thể, hãy sử dụng bộ ổn áp và kết nối đèn led vào một mạch điện song song để đảm bảo điện áp được cung cấp ổn định.
- Driver chuyển đổi dòng điện từ cao áp (110 - 240V) sang dòng điện một chiều mà LED có thể hoạt động được. Nếu vì lý do nào đó, điện áp cung cấp cho đèn LED không nằm trong tầm kiểm soát của Driver, LED có thể chuyển giữa chế độ bảo vệ và chế độ hoạt động bình thường qua lại, gây ra hiện tượng nhấp nháy. Trường hợp này bạn cũng cần thay thế một driver tốt hơn.
- Một thiết bị điều chỉnh độ sáng có thể bật tắt đèn LED với chu kỳ 0.1ms - 0.9ms để đạt được 1 ~ 100% độ sáng tối đa. nó thường làm việc ở ở tần số cao hơn 200Hz, vì vậy con người không thể nhận ra sự nhấp nháy. Nếu bằng cách nào đó nó bật và tắt ở một tần số quá thấp, nhấp nháy có thể được nhìn thấy. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra.
- Cuối cùng, đèn led của bạn không có chức năng chống thấm, có thể chúng đang bị ẩm hoặc ngấm nước. Hãy kiểm tra và thay thế một đèn led có cấp bảo vệ IP cao hơn.
- Dây điện đấu nối vào đèn phải đạt tiêu chuẩn phù hợp với đèn LED lắp đặt.
- Không nên tự ý lắp đặt nếu bạn không có chuyên môn
- Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
HƯỚNG DẪN CHỌN ĐÈN ĐƯỜNG LED CHẤT LƯỢNG CAO TỪ NHÀ SẢN XUẤT ĐÁNG TIN CẬY
Bí quyết đơn thuần nhất để hạn chế lập lòe là chọn đèn LED trong khoảng những nhà sản xuất đáng tin cậy. Đơn vị sản xuất uy tín không những tập chung vào chất lượng chiếu sáng mà còn quan tâm tới sức khỏe các bạn nhằm giảm thiểu các tác hại như chói và nhấp nháy.
Để giúp tìm được đèn LED chất lượng thì bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:
- Không nên ham hàng giá quá rẻ không có xuất sứ, thương hiệu. Nên chọn mua các loại đèn có thương hiệu với chính sách bảo hành rõ ràng.
- Đối với đèn đường ngoài trời nên bạn nên chọn chỉ số IP65 trở lên chống bụi, chống nước.
- Chọn chip LED, nguồn đèn của thương hiệu nổi tiếng như: Philips, Epistar... để đảm bảo hiệu quả ánh sáng tốt mà giá thành lại phải chăng.
Trên đây là nguyên nhân đèn đường LED nhấp nháy và cách khắc phục. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hay cần tư vấn chọn sản phẩm: đèn LED cao áp, đèn LED nhà xưởng, đèn pha LED, cột đèn cao áp… Quý khách vui lòng lên hệ Ánh Sáng Việt chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chúng tôi mong muốn cung cấp giải pháp chiếu sáng LED chất lượng cao và hiệu quả cho người tiêu dùng.