Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp

Đèn cao áp được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi ưu điểm chiếu sáng phong phú - hiệu quả và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu tạo và nguyên lý đèn cao áp gồm có những bộ phận gì và hoạt động của từng bộ phận như thế nào. Bài viết sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo này một cách chi tiết nhất nhé!

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp

1. Cấu tạo đèn cao áp

Trước khi tìm hiểu nguyên lý đèn cao áp, chúng ta cần biết được các bộ phận trong cấu tạo của đèn cao áp bao gồm:
1.1 Chấn lưu (ballast):

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 1

Chấn lưu là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu tạo đèn cao áp, nếu chấn lưu sử dụng không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng đèn cao áp không thể làm việc tối ưu, cụ thể là đèn đèn cao áp sẽ không hoạt động đúng công suất và ánh sáng như mong muốn, từ đó tuổi thọ của đèn sẽ bị giảm đi. 
1.2 Kích:

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 2

Kích đèn cao áp được xem là một linh kiện tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong bộ đèn cao áp. Kích đèn cao áp giúp cho bộ đèn được khởi động trong một khoảng thời gian ngắn. Giá trị của tụ tích phụ thuộc vào công suất của các loại chấn lưu được sử dụng cho bộ đèn cao áp.
1.3 Tụ điện:

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 3

Tụ điện là một trong những linh kiện điện tử quan trọng được tạo thành từ hai bề mặt dẫn điện và ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi. Khi điện thế giữa hai bề mặt này xuất hiện sự chênh lệch sẽ dẫn đến sự xuất hiện của những điện tích có cùng điện lượng và trái dấu với nhau. 
1.4. Bóng đèn cao áp:
Thường chọn loại có tuổi thọ cao và có khả năng tiết kiệm điện, cường độ chiếu sáng ổn định, có thể chống bám bụi, chống nước để hoạt động tốt trong nhiều môi trường khác nhau.

2. Nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong đèn cao áp

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 4

Nguyên lý đèn cao áp trong từng bộ phận được thể hiện như sau:
Chấn lưu (ballast): Sau khi xung cao áp của mạch được tạo ra một cách liên tục đến lúc bóng đèn khởi động và phát sáng. Lúc này chấn lưu hoạt động và giúp ổn định dòng điện để bóng đèn có thể hoạt động với công suất thích hợp với những số liệu đã được quy định từ trước.
Kích: Khi nhận được tín hiệu thích hợp, kích sẽ hoạt động và liên tục mồi tim bóng đèn đến khi nóng lên để bóng đèn có thể phát sáng.
Tụ điện: Khi hoạt động, tụ điện giúp bù hệ số công suất đã hao hụt tại chấn lưu cho mạch, từ đó đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện để bóng đèn được phát sáng.
Bóng đèn: Bóng đèn sau khi khởi động sẽ không sáng liền mà sáng một cách dần dần, màu sắc ánh sáng chuyển từ trắng sang vàng.

3. Nguyên lý hoạt động chung của đèn cao áp

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 5

Bên cạnh nguyên lý đèn cao áp trong từng bộ phận, chúng ta có thể tham khảo cách hoạt động, tương tác chung giữa các bộ phận với nhau của các loại đèn cao áp khác nhau:
Bóng đèn cao áp thủy ngân

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 6

Nguyên lý hoạt động của đèn cao áp thủy ngân là nhờ một loại khí trơ được chứa ở bên trong ống thạch anh phản ứng cùng với chất thủy ngân, hơi thủy ngân được tạo thành sau phản ứng khi gặp dòng điện sẽ phát sáng. Tuy nhiên, bóng đèn cao áp thủy ngân thường cần có hiệu điện thế khá lớn để bóng có thể phát sáng.
Nguyên lý hoạt động của đèn cao áp Thủy Ngân với kích độc lập nên khi kích làm việc đến khi bóng sáng thì vẫn có dòng chính qua kích (Kích vẫn được coi như đang làm việc nhưng chỉ không tạo xung 3,5 – 5kv mà thôi).
Với bộ điện có kích phụ thuộc thì khi kích làm việc đến khi bóng sáng thì kích ngắt và không có dòng chính chạy qua lúc này dòng chính đi qua Ballast và bóng.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 7

Bóng đèn cao áp Sodium

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 8

 

Có nguyên lý hoạt động dựa vào phản ứng của các loại hỗn hợp đó là: muối Natri - Thadium - Indium, kết quả của phản ứng này là giúp hình dải sóng giúp bóng đèn có thể phát sáng.

Bóng đèn cao áp Metal Halide

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp 9

Metal Halide có nguyên lý hoạt động có nhiều điểm tương đồng với bóng đèn cao áp Sodium, đó là nguyên lý tạo những dải sóng có 3 màu khác nhau dựa vào phản ứng của hỗn hợp muối 3 chất. Bóng đèn Metal Halide có ưu điểm hiệu suất phát quang tương đối cao, lượng điện năng tiêu thụ được tiết kiệm đáng kể. Nên hiện nay được xem lựa chọn thích hợp hơn so với các loại đèn cao áp có nguyên lý chiếu sáng dựa vào phản ứng của thủy ngân.

Vậy Ánh Sáng Việt vừa giới thiệu đến bạn cấu tạo và nguyên lý đèn cao áp trong từng bộ phận cũng như nguyên lý hoạt động chung của các loại đèn cao áp khác nhau. Hy vọng có thể cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho bạn. Nêu Quý khách cần tư vấn về kỹ thuật mời liên hệ Hotline: 0941.546.111.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh nhất:

CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ÁNH SÁNG VIỆT

Địa chỉ: B26 khu Biệt thự nhà vườn, Đô thị Việt Hưng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, TP. Hà Nội
MST: 0107674121
Hotline: 0941.546.111 - 0947.099.828​
Ms. Hằng: 0943.879.985 - Hỗ trợ: 0969.740.112
Email: info@anhsangviet.net
Website: www.anhsangviet.net